The Entrance of the Elephants
It has a perimeter of 140 metres and a diameter of 44 metres, surrounded by two circular walls; the inner wall is approximately 6 metres high and 0.5 metres thick while the outer wall is nearly 5 metres high and 0.35 metres thick. These walls inclined slightly towards each other and between them earth was filled up to form a 4 metre passage for spectators. The stand faces south, opposite five tiger cages. To the right of the stand there is a large entrance for elephants. On either side lie two staircases, one for the king and mandarins and the other for the masses. Since the elephant symbolized the power of the royal dynasty and the tiger represented cruelty tigers were expected to die in the battle, so their claws were filed before each fight.
Tourists visited Ho Quyen
The last tiger-elephant fight took here in 1904. A unique structure in East Asia, the Royal Arena is currently in poor condition but is earmarked for restoration.
Thăm Hổ Quyền nhân năm con Hổ
(VOV) - Hổ Quyền - đó là một đấu trường của hai loài vật mạnh và dữ nhất ở chốn sơn lâm: voi và hổ. Ở đó, tính quyết liệt, sinh tử trong chiến đấu và kết cục thảm khốc được liên tưởng tới đấu trường La Mã ở châu Âu
Hổ Quyền là một kiến trúc đặc sắc trong quần thể di tích cố đô Huế, độc đáo và duy nhất ở Việt Nam, thậm chí là cả châu Á.
Lịch sử đã ghi nhận, dưới thời Nguyễn, ở Huế, những cuộc đấu giữa voi và hổ thường được triều đình tổ chức, trước là nhằm rèn luyện tính dũng cảm và kỹ năng chiến đấu cho voi chiến - một lực lượng quan trọng trong hệ thống tổ chức quân sự (tượng binh); sau là để giải trí cho Vua, quan và các tầng lớp quý tộc cũng như dân chúng.
Trước khi có Hổ Quyền, các cuộc đấu của voi và hổ thường được tổ chức trên các bãi đất trống trước kinh thành, bên bờ sông Hương hoặc ở đảo (cồn) Dã Viên trên sông Hương. Tuy nhiên các cuộc đấu ở địa hình tự nhiên này đều không đảm bảo an toàn. Năm 1829, trong một cuộc đấu ở bờ Bắc sông Hương, hổ dữ đã ra khỏi khu vực đấu và tấn công vua Minh Mạng. Tuy được quan quân ứng cứu kịp thời; nhưng nhà vua nhận thấy không thể tiếp tục tổ chức các cuộc đấu theo cách cũ. Đúng vào năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng cho xây dựng Hổ Quyền - một trường đấu riêng cho voi và hổ.
Hổ Quyền nằm ở bờ Nam sông Hương, thuộc thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế. Đây là một kiến trúc lộ thiên, không có mái che; được xây bằng gạch theo lối kiến trúc thành quách. Mặt bằng công trình có hình vành khăn, bao gồm hai lớp tường trong và ngoài, ở giữa hai lớp tường là đất đầm chặt. Chiều cao lớp tường trong là 5,9m, lớp tường ngoài là 4.75m. Lớp tường ngoài nghiêng 1 góc 10 độ theo phương đứng tạo thành thế chân đế vững chắc. Chu vi vòng tường ngoài của Hổ Quyền là 140m, đường kính trong sân đấu trường là 44m. Cổng chính của Hổ Quyền là lối vào cho Voi, rộng gần 2m, cao 4m; được xây cuốn vòm xuyên qua hai lớp tường thành. Ở hai bên cổng có hai lối lên mặt thành (khán đài). Bên phải là lối lên của quan lại, binh lính và dân thường; bên trái là lối lên khán đài danh dự của nhà Vua, hoàng tộc và quốc thích đại thần. Khán đài danh dự này là một khối kiến trúc vuông vức lồi ra khỏi vòng thành ngoài, cao hơn khán đài thường, quay mặt hướng Đông Nam. Phía sau khán đài (mặt trước Hổ Quyền) có một tấm biển bằng đá gắn trên tường thành có ghi chữ Hán: “Hổ Quyền”. Khán đài này cũng không có mái che, chỉ dựng mái tạm và sử dụng ô, lọng khi Vua ngự.
Đối diện cổng vào cho Voi, phía bên kia là 5 chuồng cọp (hổ) thông với sân đấu. Những chuồng cọp này được lợi dụng bởi khoảng trống giữa hai vòng thành. Hai phía trong ngoài chuồng cọp có hệ thống cửa sập từ trên xuống để nhốt/ thả hổ ra sân đấu.
Trong các cuộc đấu, Voi luôn được coi là đại diện cho nhà Vua, cho sức mạnh triều đình; còn Hổ đại diện cho cái xấu và các thế lực chống đối. Voi được tạo điều kiện tốt nhất, còn hổ bị bỏ đói, bẻ nanh vuốt để làm giảm sức mạnh. Tất nhiên phần thắng luôn thuộc về voi, nhưng cũng nhiều lần hổ đã gây thiệt hại đáng kể, như việc có lần quật ngã và giết chết quản tượng. Trận đấu cuối cùng được ghi nhận diễn ra năm 1904, dưới thời vua Thành Thái. Sau đó vì các điều kiện kinh tế, chính trị và nhiều lý do khác, các trận đấu không được tổ chức nữa. Hổ Quyền trở nên hoang phế hơn một thế kỷ, cho tới ngày hôm nay.
Dẫu vậy, thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt và cả chiến tranh không làm Hổ Quyền bị phá hủy nhiều như các kiến trúc khác ở Huế. Hiện trạng Hổ Quyền được đánh giá là tương đối nguyên vẹn, chỉ hư hại một số hạng mục nhỏ hoàn toàn có khả năng, có tư liệu phục hồi như cửa, lan can, các chi tiết trang trí… Công trình đặc biệt thuộc loại hình di tích quý hiếm của Quốc gia hiện đã được lập dự án trùng tu và được khởi động vào tháng 2/2009. Nằm kế bên (cách khoảng 400m) và có quan hệ mật thiết với Hổ quyền là Điện Voi Ré (Long Châu Miếu), là nơi thờ những con Voi có công với nhà Nguyễn, là di tích gắn liền với đội Kinh Tượng triều đình.
Cùng với việc trùng tu Hổ Quyền và điện Voi Ré, một phần khá quan trọng trong dự án là tái tạo những trận thư hùng giữa Voi và Hổ… bằng công nghệ 3D. Đây chắc chắn sẽ là một điều thú vị và hấp dẫn cho du khách tới thăm Hổ Quyền vào năm con Hổ./.
Phần giật cấp (4 bậc) ở khán đài dành cho vua so với khán đài bình thường
Phần khán đài dành cho quan lại và dân chúng. Phần tường trong nhô cao như một lan can đặc
Các chuồng hổ (5 chuồng) nhìn từ trên khán đài
Một chuồng nhốt hổ - nằm giữa hai vòng tường thành; nhìn từ trên khán đài xuống
Một du khách thích thú thử vào vai hổ
Comments :
0 comments to “Royal Arena (Ho Quyen) Duels between elephants & tigers”
Post a Comment